This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Lí do khiến bạn thất bại ngay lần đầu khởi nghiệp





<Khởi nghiệp>- Hãy cùng nghe chia sẻ của Martin Zwelling, cố vấn khởi nghiệp dày dạn kinh nghiệm của Mỹ, về những bài học khởi nghiệp đắt giá, nhưng hoàn toàn có thể tránh được
Doanh nhân – đặc biệt là những người mới bắt đầu khởi nghiệp– thành công có mà thất bại cũng không ít. Tôi đã thấy điều này khi làm cố vấn, cũng như doanh nhân. 50% số công ty mới thành lập không thể tồn tại quá 5 năm, chủ yếu vì người khởi nghiệp đã không đánh giá đúng về những gì họ cần học.
Lý do thất bại lớn nhất: Chỉ có ý tưởng, không chịu hoạch định và kiểm tra ý tưởng
Chúng tôi đã tổng kết được 10 lý do hàng đầu khiến khởi nghiệp thất bại – và cách để vượt qua những cản trở này:
1. Không hoạch định cụ thể:
 
Hãy dẹp bỏ quan niệm sai lầm là kế hoạch kinh doanh chỉ cần những “phút giây lóe sáng” của trí óc bạn. Viết ra kế hoạch kinh doanh cụ thể là cách tốt nhất để có thể áp dụng ý tưởng của bạn vào kinh doanh.
 
2. Khả năng thu nhập nghèo nàn:
 
Kể cả các tổ chức phi lợi nhuận cũng cần phải có thu nhập (hoặc nhận tiền ủng hộ) để bù lại chi phí hoạt động. Không có mô hình thu nhập cụ thể, doanh nghiệp của bạn sẽ không thể tồn tại lâu được. Bạn cần phải tính toán đến thu nhập của doanh nghiệp của bạn.
 
3. Không làm nghiên cứu thị trường:
 
Không phải ý tưởng hay nào cũng có thể trở thành một công việc kinh doanh phát đạt. Niềm tin mãnh liệt và đam mê vào sản phẩm của bạn chưa đủ để khiến mọi người sẽ mua nó. Không gì có thể thay thế được nghiên cứu thị trường.

4. Không chú trọng việc thực hiện ý tưởng:
 
Khi những doanh nhân trẻ gặp tôi với những “ý tưởng hàng triệu đô”, tôi phải nói với họ rằng chỉ ý tưởng thôi thì ko đáng một xu. 99% đến từ nỗ lực thực hiên. Bạn sẽ phải sẵn sàng đưa ra những quyết định khó khăn và mạo hiểm.
 
5. Quá nhiều đối thủ cạnh tranh:
 
Không có bất kì đối thủ cạnh tranh nào có tốt không? Đó là một dấu hiệu nguy hiểm – rất có thể thị trường đó không tồn tại. Nhưng nếu bạn làm một phép tra cứu đơn giản trên Google và tìm ra 10 đối thủ cạnh tranh hay hơn, thì thị trường này quá khắc nghiệt. Những gã khổng lồ ngủ quên có thể thức dậy bất cứ lúc nào, và hất cẳng bạn ra khỏi cuộc đua. Đã có rất nhiều người thử tung ra sản phẩm cạnh tranh với những “ông lớn chậm chạp” như Microsoft hay P&G và thất bại thảm hại.
 
6. Không đăng kí sở hữu trí tuệ:
 
Nếu bạn muốn tìm kiếm nhà đầu tư, hay muốn duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài với các ông lớn trong lĩnh vực của bạn, bạn cần phải đăng kí bằng sáng chế, tên thương mại và tác quyền, cũng như xin được giấy phép cấm sao chép và cấm tiết lộ thông tin. Sở hữu trí tuệ cũng là yếu tố quyết địh giá trị của những công ty mới thành lập trong con mắt của các nhà đầu tư.
 
7. Đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm:
 
Trên thực tế, các nhà đầu tư xem xét nhân lực, không phải ý tưởng. Họ tìm kiếm con người với kinh nghiệm thực tế trong số những người khởi nghiệp. Hãy tìm một người nào đó đã từng có kinh nghiệm khởi nghiệp để cân bằng với sự đam mê của bạn, và mang đến kinh nghiệm cho đội ngũ.
 
8. Những yêu cầu về nguồn lực bị đánh giá thấp:
 
Nguồn lực quan trọng nhất là dòng tiền đầu tư, nhưng các nguồn lực khác như quan hệ trong ngành hay kênh quảng bá cũng rất quan trọng cho việc kinh doanh của bạn. Đừng chỉ chú trọng đến vốn mà bỏ quên việc thiết lập những nguồn lực khác.
 
9. Không quảng bá đủ lực:
 
Có được chiến lược quảng bá truyền miệng hấp dẫn chưa đủ để thương hiệu của bạn được ghi nhận trong thời đại thông tin không ngừng hiện nay. Kể cả quảng bá kiểu lan truyền (viral marketing – tạo sản phẩm quảng bá khiến mọi người thích thú và muốn chia sẻ trên mạng xã hội) cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nếu không có nỗ lực và sự đột phá trong quảng bá hình ảnh thương hiệu, bạn sẽ không có khách hàng, và dĩ nhiên doanh nghiệp của bạn không thể tồn tại.
 
 10. Bỏ cuộc quá sớm:
 
Theo kinh nghiệm của tôi, nguyên nhân phổ biến nhất khiến khởi nghiệp thất bại là vì người khởi nghiệp trở nên chán chản, bỏ cuộc và giải thể công ty. Bất chấp những khó khăn, rất nhiều doanh nhân như Steve Jobs hay Thomas Edison vẫn giữ vững niềm tin vào khả năng của họ cho đến khi họ thành công. Đừng bỏ cuộc khi còn dang dở!

Làm thế nào để tạo nên startup từ hai bàn tay trắng?


 Bài viết của Seth Sternberg – CEO của Meebo. Đây là khởi đầu của loạt bài anh viết về các quyết định mà những doanh nhân nhân trẻ cần thực hiện để có thể vững bước điều hành công việc của mình. 

Nằm trong số những tay lúc nào cũng chực chờ thành lập công ty riêng, quả thực tôi rất sợ phải làm việc dưới quyền ai đó. Song, vẫn đề là tôi luôn bị kẹt cứng, thất bại nối tiếp thất bại. Cũng có lúc tôi cho rằng nên mặc kệ nó và kiếm một công việc nào đấy để làm thì hơn. Song những viễn cảnh vĩ đại mà não bộ vẽ ra không ngừng thôi thúc tôi tiếp tục. Sau cùng thì tôi cũng nhận ra, vấn đề chính là nằm tại mình: Tôi đã không cho những người quanh mình làm quen với “startup”, để họ có thể cho tôi biết những gì tôi đã sai.

Đây sẽ là bài viết đầu tiên trong loạt bài hướng dẫn làm thế nào để từ con số 0 – không đối tác, không đội ngũ, không tiền và không kiến thức về khởi nghiệp – đến tự mình điều hành một doanh nghiệp kinh doanh phát triển. Lời đầu tiên, mà tôi cho rằng sẽ là lời khuyên tốt nhất mà dành tặng các bạn: Hãy gia nhập một đội founder tài năng và cho ra sản phẩm càng sớm càng tốt. Sau đó thì lờ đi hết thảy, kể cả các VC, chỉ tập trung xây dựng và phát triển.
                                            
Trong giai đoạn làm startup về sau, có một điều mà tôi tâm đắc đó là gặp gỡ các doanh nhân non trẻ để giúp đỡ họ. Khi ấy, 9/10 người sẽ nhờ tôi giới thiệu mình cho các VC. Điều mà họ ít biết đó là, kể cả khi gọi được vốn, nó sẽ làm họ đi chệch hướng. Vậy nên tôi bảo họ thế này:
Một lúc nào đó, anh chợt nảy ra ý tưởng, 10 người khác cũng có ý tưởng y hệt. Và những ý tưởng hay ho thì thường đắt giá. Cuộc đua ngay khi đó đã bắt đầu rồi bạn ạ. Ai sẽ ra tay trước? Ai là người giỏi nhất? Quả thực, nếu anh định phí phạm 9 tháng để gọi vốn cho ý tưởng của mình, cũng hay. Song chỉ sau 6 tháng tiếp theo, anh sẽ kêu trời khi nhận ra có một kẻ nào đó đã “nẫng tay trên” và cho ra sản phẩm trước rồi. Như vậy, ý tôi là, cứ quên hết tất cả đi, và tạo ra sản phẩm. Ngay lập tức!
Hiển nhiên, có người sẽ phản ứng: Tôi cần thuê người giúp xây dựng sản phẩm. Tôi không quen biết nhà phát triển nào. Tôi cần tiền thuê server. Tôi cần phí quảng cáo …
Vấn đề là: Ngày nay, nếu bạn và đội của mình không nhanh chóng cho ra một bản thử nghiệm của sản phẩm rồi giao nó cho các tay blogger sử dụng, để họ có cớ mà viết bài, thì hãy cứ liệu chừng để gánh chịu vô vàn khó khăn. Cần bằng chứng? Hãy nhìn vào những công ty công nghệ nổi tiếng nhất thập kỉ mà xem: eBay, YouTube, Sun, Oracle, Apple, Cisco, Facebook, Yahoo!, Google. Giữa bọn họ có một số điểm chung: Họ đều khởi động trước khi được đầu tư, để làm được điều này họ đều nắm trong tay những founder có trình độ để tạo ra những sản phẩm sơ khai đầu tiên, ngoại trừ eBay với chỉ một founder đơn độc – còn lại đều là công sức của đội ngũ..
3 bước quan trọng để làm nên một startup từ 2 bàn tay trắng:
Một đội ngũ sáng lập – Bởi sức một người là không bao giờ đủ. Hoặc hợp tác với những người có kĩ năng phù hợp với cùng tầm nhìn như bạn. Ít ai biết đã có vô số những nhóm quả quyết với tôi rằng sẽ tạo nên một công ty “tỷ $” trong tương lai không xa, nhưng hóa ra không ai trong số đó là dân công nghệ. Khi tôi hỏi họ rằng ai sẽ xây dựng sản phẩm, câu trả lời: “Chúng tôi sẽ nhờ người”, hoặc “Sẽ dùng nhân lực ngoài”. Có thể hơi phũ phàng, nhưng mỗi lần nghe câu trả lời như vậy, tôi cầm chắc cái dự án của họ đã tiêu tùng dù chưa hề bắt đầu.
Một tổ hợp hoàn hào theo tôi đó là: Một kĩ thuật viên yêu nghề với tâm huyết dành trọn cho thiết kế, một kĩ thuật viên khác luôn đảm bảo hiệu quả đạt mức tối đa. Ở Meeboo, tôi có cơ may được làm việc cùng Elaine và Sandy. Elaine là lập trình viên JavaScript có mắt thẩm mỹ tuyệt vời còn Sandy thì không chê vào đâu được về hiệu suất. Cùng nhau, họ đã tạo ra Meebo sơ khai. Tiếp đó, nếu bạn có thêm người đồng hành là một nhà kinh doanh thì tốt. Thành thực mà nói thì vai trò của tôi tại Meebo trước khi ra mắt chỉ có: 1, giúp mọi người liên kết cùng nhau và 2, đề nghị “cái nút này nằm ở chỗ kia thì trông hay hơn”. Sau khi ra mắt, nếu đã giành được sự chú ý thì vai trò của nhà kinh doanh sẽ phát huy mạnh – đảm nhiệm gặp gỡ, liên kết, giao dịch trong khi đội ngũ kĩ thuật cải thiện sản phẩm.
Thứ nhì, như đã nói, quên đi toàn bộ và thật nhanh trình làng sản phẩm. Không văn phòng, không hệ thống điện thoại, không thuê người, không dư luận, không gây quỹ cũng như tìm kiếm hợp tác (mà lúc ấy thì ai dám hợp tác cùng bạn cơ chứ?). Giá trị khởi đầu của công ty bạn sẽ phụ thuộc 99% vào sự thành hay bại của sản phẩm lúc này. Nếu không ai dùng sản phẩm, giá trị của bạn là 0. Cũng theo kinh nghiệm của nhiều người, gọi vốn đầu tư sẽ không giúp bạn lôi kéo sự chú ý. Vậy nên hãy cứ cho sản phẩm “ra lò”, đưa tới tay bạn bè, người quen trước tiên. Dùng URL gây shock kiểu: http://www.mygreatstartup.com/shhh.html. Sau đó, khi đã sửa lại một vài lỗi và bổ sung các tính năng như yêu cầu của người dùng thì hãy chính thức ra mắt. Nhớ lấy: Hãy suy nghĩ đơn giản. Sản phẩm đầu tiên là bạn tạo ra cho chính mình, bạn không thể biết được khách hàng sẽ cần gì, hay những gì mà mọi người đều muốn (trừ khi bạn là một Steve Jobs thứ 2). Hãy khởi đầu nhanh chóng và nhẹ nhàng, lắng nghe phản hồi từ khách hàng – đừng bao giờ quên hỏi phản hồi. Cũng nhớ lấy, một khi TechCrunch hay GigaOm viết bài về bạn, hãy chuẩn bị tinh thần bị đổ bộ ồ ạt vào trang web của mình. Hãy tranh thủ cơ hội để không ngừng cải thiện.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy tìm cho mình một người hướng dẫn (mentor) tốt. Giá như từng có ai đó nói với tôi rằng “gia nhập một đội ngũ giỏi, tập trung cho sản phẩm và quên hết mọi thứ khác đi.”, thì đã đỡ tốn công biết bao. Một mentor tốt là người có kinh nghiệm ra vào trong giới làm startup– tức có kinh nghiệm thực tế về nền tảng của startup. Bạn cũng không cần nhiều người hướng dẫn, khởi đầu với 1 hoặc 2 là đủ. Mỗi khi công ty của tôi có dấu hiệu đi sai đường, họ luôn đặt câu hỏi như “Làm thế có giúp sản phẩm ra mắt sớm hơn?”. Hãy tin tôi, một khi bạn ra mắt và được chú ý, sẽ có không thiếu mentor, VC và đối tác cũng như vô vàn các thứ bạn cần tìm đến.
Tôi hi vọng bài viết này sẽ phần nào có tác dụng đối với các bạn đang làm việc với startup. Trong các bài viết sau tôi sẽ đi sâu hơn vào chi tiết cụ thể như thuê người, gây quỹ đầu tư, các loại ý tưởng có tiềm năng cao, tìm kiếm người đồng sáng lập …